10 Công ty Fintech khởi nghiệp nổi tiếng ở Việt Nam 2021


Những công ty khởi nghiệp Fintech tại Việt Nam

Theo như báo cáo, số lượng những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam tăng hơn 179% trong giai đoạn 2017 – 2020. Trong đó, dịch vụ thanh toán vẫn là phân khúc lớn nhất, chiếm 31% số lượng các công ty khởi nghiệp fintech.

Tính đến tháng 10 năm 2020, Việt Nam có 39 nhà cung cấp dịch vụ phi ngân hàng được cấp phép, với 5 ví điện tử lớn nhất là MoMo, Payoo, Moca, Zalo Pay và ViettelPay.

Thống kê của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) cho thấy rằng tính đến năm 2019, có 4,2 triệu người dùng ví điện tử trên tổng số 100 triệu dân. Số liệu này cho thấy rằng vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển trong lĩnh vực thanh toán trong nước có tính cạnh tranh cao với ngày càng nhiều công ty tham gia đầu tư.

Trong khi các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thanh toán của Việt Nam tiếp tục phát triển và thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) và không gian tiền điện tử/blockchain là hai phân khúc có mức tăng trưởng mạnh nhất. Hai dịch vụ này có số lượng công ty khởi nghiệp tăng từ ít hơn 5 vào năm 2017 lên hơn 15 công ty khởi nghiệp trong năm 2020.

 

Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech của việt nam năm 2020

 

Ba năm qua cũng chứng kiến sự xuất hiện của công nghệ bảo hiểm, ngân hàng kỹ thuật số và các doanh nghiệp tài chính vừa và nhỏ – ba phân khúc chưa có các công ty kinh doanh trong năm 2017.

Mặc dù đã có sự nỗ lực và bước phát triển đáng chú ý nhưng lĩnh vực Fintech Việt Nam vẫn còn non trẻ khi so sánh với nước cùng khu vực Singapore. Bên cạnh đó, nhiều phân khúc vẫn chưa có công ty thành lập hoạt động kinh doanh bao gồm quản lý dữ liệu/tín dụng/tính điểm và huy động vốn cộng đồng.

 

Các dịch vụ Fintech tại Việt Nam năm 2020

Những xu hướng Fintech chính tại Việt Nam

Lĩnh vực Fintech tại Việt Nam chủ yếu bao gồm các công ty hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tới người tiêu dùng. Điều này giúp thị trường kinh doanh theo mô hình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp kém phát triển đã sẵn sàng để tăng trưởng.

Đồng thời, các ngân hàng Việt Nam đang chú trọng chuyển đổi kỹ thuật số, với ngày càng nhiều ngân hàng áp dụng phương pháp hợp tác để cho thúc đẩy việc đổi mới nhanh chóng. Do đó, các công ty khởi nghiệp B2B có nhiều cơ hội để hỗ trợ những ngân hàng hiện tại tiến hành chuyển đổi số.

Báo cáo cũng ghi nhận một số sự hợp tác về chuyển đổi kỹ thuật số, bao gồm: Sự hợp tác giữa Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) và Weezi Digital trong năm 2017 để ra mắt ứng dụng thanh toán di động; Sự hợp tác giữa ngân hàng VietinBank và Opportunity Network vào năm 2018 để cung cấp cho khách hàng của ngân hàng quyền truy cập vào nền tảng kết nối kinh doanh kỹ thuật số; Sự hợp tác giữa ngân hàng VPBank và công ty khởi nghiệp Be Group để phát triển dịch vụ tài chính kỹ thuật số mang tên beFinancial.

 

Những công ty trong lĩnh vực gọi xe đang đầu tư nhiều vào công nghệ tài chính

Trong lĩnh vực Fintech, những “siêu ứng dụng” đang nhanh chóng tạo được chỗ đứng khi tận dụng nền tảng công nghệ tiên tiến và chuyên môn của họ để cung cấp các dịch vụ tài chính kỹ thuật số với chi phí rẻ và thuận tiện cho người dân.

Báo cáo cũng dự kiến có nhiều phát triển hơn nữa trong tương lai gần nhờ các quy định thuận lợi. Chúng bao gồm những quy định chung về fintech cũng như khung pháp lý cho tài khoản kỹ thuật số và tiền điện tử.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *